Điều kiện sống Người_chuyển_giới_ở_Việt_Nam

Đời sống cá nhân

Ca sĩ Lynk Lee bị kỳ thị khi công khai là chuyển giới nữ.[36]

Người chuyển giới ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn về sức khỏe, giao dịch dân sự và cuộc sống hàng ngày.[37] Một nghiên cứu năm 2018 của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt NamTrường Đại học Y tế công cộng Hà Nội cho thấy 67,5% gặp vấn đề về tâm lý và khoảng 60% đã cố gắng tự tử.[38] Các phỏng vấn năm 2018 cho thấy 23% bị ép buộc quan hệ tình dục với người khác, 16% bị bạo lực tình dục và 83% từng bị sỉ nhục vì là người chuyển giới.[39] Nhiều người chuyển giới Việt Nam muốn chuyển giới thì cần ra nước ngoài như Thái Lan để phẫu thuật, dẫn đến chi phí lớn. Họ chịu đau đớn vì phẫu thuật, sức khỏe và tuổi thọ giảm. Người chuyển giới dùng hoocmoon thường xuyên nhưng không được bác sĩ ở Việt Nam tư vấn, khám và điều trị, nên đã có người tử vong do sử dụng quá liều hoặc sử dụng hoocmon trôi nổi. Có nhiều vấn đề khó khăn liên quan đến người chuyển giới như giao dịch dân sự, dịch vụ y tế, tìm nhà ở, đi máy bay, con cái, nghĩa vụ quân sự. Giấy tờ giả thường được họ sử dụng để tránh bị phân biệt đối xử. Một số chưa kịp thích nghi với sự thay đổi và không thỏa mãn với giới tính mới sau chuyển giới (khoảng 1%), dẫn đến trầm cảm, tự tử.[37] Do không được công nhận giới tính sau chuyển đổi nên người chuyển giới nữ gặp khó khăn khi cần pháp luật bảo vệ nếu bị xâm phạm thân thể.[40]

Ở Việt Nam, một số người chuyển giới đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính được nhiều người biết đến như Cindy Thái Tài,[41] Hương Giang Idol, ca sĩ Lâm Khánh Chi, Cát Tuyền, Di Yến Quỳnh.[42]

Nhiều người chuyển giới Việt Nam vì mong muốn được sống đúng với giới tính của mình nên đã ra nước ngoài (thường là Thái Lan, Hồng Kông...) để phẫu thuật. Ngoài phải chịu đau đớn trong quá trình phẫu thuật thì Người chuyển giới còn phải chịu đựng rất nhiều vấn đề sau phẫu thuật như: giảm tuổi thọ, thường xuyên tiêm nội tiết tố, không có khả năng sinh sản…, tuy nhiên nhiều người chuyển giới vẫn thấy hạnh phúc vì được "sống thật với chính mình". Sau khi chuyển giới, Người chuyển giới không được phép làm lại giấy tờ hộ tịch nên xảy ra thực trạng những người đã được phẫu thuật chuyển giới có hình dạng bên ngoài và cơ quan sinh dục là nữ nhưng trên chứng minh nhân dân, hộ chiếu và giấy khai sinh, hộ khẩu của họ vẫn ghi là "nam" và ngược lại. Hệ quả giới tính và hình thể thay đổi khác với giới tính trên giấy tờ tùy thân đã gây cho người chuyển giới rất nhiều khó khăn trong giao dịch như đi lại, đứng tên sở hữu tài sản, xin việc làm..., ngoài ra điều này cũng khiến họ gặp phải sự kỳ thị, phân biệt đối xử bởi nhiều người xung quanh xã hội. Người chuyển giới cũng không thể thực hiện được các nhu cầu chính đáng như kết hôn hay nhận con nuôi vì bản thân hình thể và giấy tờ hộ tịch khác nhau. Ngoài ra, do không được công nhận giới tính sau chuyển đổi nên người chuyển giới cũng không được bảo vệ khi bị xâm phạm thân thể. Thực tế tại Việt Nam, năm 2010 đã xảy ra trường hợp một người phẫu thuật chuyển đổi giới tính từ nam thành nữ (ở Quảng Bình) đã bị một người nam giới khác thực hiện hành vi giao cấu trái phép nhưng trên giấy tờ tuỳ thân của người chuyển giới vẫn ghi giới tính là "nam" nên gây nên những khó khăn trong việc xử lý hình sự, mặc dù những kẻ gây ra đã khai nhận hành vi phạm tội[43]. Nhìn chung, ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại, các văn bản luật liên quan như Bộ luật Dân sự 2005 và Nghị định số 88/2008/NĐ-CP đã cho thấy nhiều bất cập trong việc áp dụng đối với người chuyển giới, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của bản dạng giới trong xã hội hiện nay.[44].

Trên phương tiện truyền thông

Nhân vật Bắc Đẩu do Công Lý đóng vai trong Gặp nhau cuối năm

Những nghệ nhân người chuyển giới nữ tại các gánh lô tô đã bị kỳ thị. Năm 2005, tờ Người lao động đã gọi những người trình diễn tại các gánh lô tô là "đào", từ lóng ám chỉ phụ nữ làm nghề mại dâm, đồng thời nhận định rằng họ có xu hướng lười lao động và mê cờ bạc.[45] Trong những năm gần đây, một số bài báo về lô tô đã không còn quan điểm kỳ thị và hướng đến góc nhìn nhân văn và cảm thông hơn với những người hoạt động trong gánh hát lô tô.[4][46] Chương trình Gặp nhau cuối năm tạo nhân vật Bắc Đẩu, lấy tính dục của nhân vật làm cớ chọc cười nhiều năm. Năm 2018, nhân vật này bị nói là "con chi sống trên trời không phải nữ cũng chẳng phải nam", "bọn phụ nữ một nửa". Điều này khiến Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trườngTrung tâm ICS có thư ngỏ gửi ban biên tập chương trình để phản đối việc dùng từ ngữ miệt thị công khai làm tổn thương, khắc sâu định kiến và phân biệt đối xử với cộng đồng LGBT.[47]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người_chuyển_giới_ở_Việt_Nam http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/tu-van/quy-... https://web.archive.org/web/20150227103602/http://... http://news.zing.vn/Nhung-nhan-vat-chuyen-gioi-din... http://www.anninhthudo.vn/phap-luat/khi-nguoi-chuy... http://ngoisao.net/tin-tuc/hau-truong/showbiz-viet... http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-tinh/noi... http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-... http://eva.vn/lam-dep/huong-giang-idol-truoc-chuye... https://baophapluat.vn/xay-dung-luat-chuyen-doi-gi... http://www.sggp.org.vn/luat-hoa-viec-chuyen-doi-gi...